top of page
Search

Một số biến chứng thường gặp của bệnh đái tháo đường Biến chứng ở da

Biến chứng ở da

Người bệnh ĐTĐ dễ bị nhiễm khuẩn ngoài da khi vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập làm tổn thương da. Ngoài ra, người bệnh cũng dễ gặp phải các bệnh như: u hạt vòng, bệnh bạch biến, bệnh gai đen, u mỡ vàng, mụn nhọt, u hạt vòng, phỏng nước, ban vàng,… Thực tế những bệnh ngoài da này có thể xuất hiện ở bất cứ ai song người bệnh tiểu đường có nguy cơ gặp phải cao hơn, và bệnh cũng thường kéo dài dai dẳng dễ tái phát. Biến chứng trên da do ĐTĐ hầu hết có thể điều trị và kiểm soát được.

Biến chứng mắt: Nồng độ đường huyết cao gây tổn thương mạch máu và gây biến chứng ở mắt như bệnh võng mạc, xuất huyết mạch máu nhỏ vùng đáy mắt, giảm hoặc có thể dẫn đến mù lòa. Ngoài ra, những biến chứng về mắt như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp... cũng có thể xảy ra. Các biến chứng này nếu không điều trị sớm, người bệnh có thể bị mù lòa vĩnh viễn. Do vậy, người bệnh tiểu đường cần thường xuyên đi khám mắt định kỳ, phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường ở mắt để điều trị phòng ngừa.



>> Tham khảo: tiền tiểu đường


Biến chứng về tim mạch: Người mắc bệnh ĐTĐ có nguy cơ cao gặp phải các bệnh tim mạch như: xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, rối loạn chuyển hóa, rối loạn đông máu,… hơn gấp 2 - 3 lần người bình thường. Trong đó, xơ vữa mạch vành còn dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như: nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, nhồi máu não,… Nguy cơ đột quỵ ở người mắc bệnh tiểu đường cao gấp 1,5 lần so với những người không mắc, bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng nếu can thiệp trễ. Do vậy, người tiểu đường ngoài kiểm soát đường huyết cũng cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe tim mạch để phát hiện sớm biến chứng nếu có.

Biến chứng về thần kinh: là biến chứng thường xuất hiện sớm nhất và thường xuyên của đái tháo đường. Có đến một nửa bệnh nhân tiểu đường gặp phải biến chứng thần kinh do đường máu tăng cao gây tổn thương mạch máu nuôi dây thần kinh, khiến dây thần kinh tổn thương, mất cảm giác ở chân và tay. Nghiêm trọng hơn, biến chứng thần kinh có thể khiến người bệnh không cảm giác được dấu hiệu nguy hiểm ở chân, nguy cơ loét bàn chân cho chấn thương. Không ít bệnh nhân phải cắt cụt chân để khắc phục biến chứng thần kinh do ĐTĐ.

Biến chứng về thận: Đường trong máu cao gây tổn thương đến vi mạch máu trong thận, từ đó suy giảm chức năng lọc của thận, thậm chí suy thận. Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ suy thận cao gấp 10 lần so với người bình thường, kèm theo đó là những biến chứng tim mạch nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Triệu chứng của người bệnh tiểu đường gặp biến chứng ở thận gồm: huyết áp tăng, phù, mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, chán ăn,… Để phòng ngừa biến chứng này, cần duy trì lối sống lành mạnh, kiểm soát đường huyết và tầm soát biến chứng thận định kỳ.

Với người bệnh ĐTĐ cách phòng tránh các biến chứng của bệnh hiệu quả nhất là kiểm soát tốt đường huyết. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), không có một mẫu số chung về ngưỡng đường huyết an toàn cho tất cả người bệnh. Tốt nhất, bạn cần giữ chỉ số đường huyết nằm trong mức an toàn như sau:

+ HbA1c < 7%

+ Đường huyết khi đói 3.9 – 7.2mmol/l (70 – 130mg/dl)

+ Đường huyết trước ăn < 7.2mmol/l

+ Đường huyết sau ăn 2h cao nhất nên < 10mmol/l (180mg/dl)



4 views0 comments
Post: Blog2_Post
bottom of page